Proof of Service và Proof of Stake khác nhau như thế nào ?
Bitcoin ra đời với một khái niệm gọi là Proof of Work để thưởng cho những người đầu tư máy móc giúp hệ thống bitcoin xác thực các giao dịch. Có thể nói Proof of Work vận hành giống như cách của Uber với hệ thống xe taxi nhưng với Bitcoin thì trong các giao dịch tài chính. Vậy Proof of Service và Proof of Stake khác nhau như thế nào?
Tuy nhiên, do phần thưởng hấp dẫn mỗi khi đào được Bitcoin khiến cho việc “chạy đua vũ trang” để nâng cấp các phần cứng cho việc đào Bitcoin khiến cho mạng lưới các máy đào đã được tăng cường sức mạnh tính toán một cách khủng khiếp, và đi kèm với nó là sự tiêu tốn điện năng cũng rất khủng. Vì những nhược điểm đó mà những loại tiền kỹ thuật số sau Bitcoin nhận ra và tìm cách cải tiến để có thuật toán gọi là Proof of Stake, thuật toán này giúp cho mạng lưới đồng tiền kỹ thuật số đó không phải mất chi phí cho điện năng để xác thực giao dịch nữa. Tuy nhiên, không phải mất chi phí mà lại có lãi, xem ra gì đó rất ảo khiến cho các loại tiền kỹ thuật số kiểu này có tính đầu cơ hơn là tính đầu tư vì người ta không phải tạo thêm giá trị gia tăng cho mạng lưới của nó.
Proof of Service là một khái niệm hoàn toàn khác. Đầu tiên Proof of Service không giống như Proof of Stake đã dùng để thay thế cho Proof of Work mà Proof of Service chỉ dùng để khuyến khích thành viên của mạng lưới đóng góp máy tính cho những dịch vụ cộng thêm của mạng lưới, bởi vậy mạng lưới của loại tiền kỹ thuật số này luôn được đóng góp thêm những máy tính nhằm cung cấp những loại dịch vụ nào đó gia tăng thêm cho mạng lưới. Khái niệm Proof of Service này được lần đầu tiên giới thiệu bởi Evan Duffield, cho mạng lưới của Dash.
Dash vẫn sử dụng cơ chế Proof of Work giống như Bitcoin để xác thực các giao dịch. Nhưng nhờ quan sát được nhược điểm của Bitcoin là Bitcoin chỉ tạo động lực cho những người cung cấp máy móc cho việc xác thực giao dịch thôi mà bỏ quên việc cung cấp hạ tầng cho việc đảm bảo mạng lưới blockchain được kết nối tốc độ cao với năng lực mạnh mẽ cho phép thực hiện nhiều giao dịch hơn đồng thời. Bởi vậy khi có nhiều người sử dụng thì database của blockchain trở nên to lớn và cồng kềnh ngốn nhiều băng thông nên việc nhờ cậy toàn bộ vào các máy trạm cá nhân trở nên quá tải khiến cho hạ tầng trở nên yếu kém đồng bộ blockchain chậm chạp.
Dash giới thiệu một khái niệm gọi là Proof of Service là một cách để trao thưởng cho những người cung cấp máy tính kết nối tốc độ cao để tạo nên một hạ tầng các server đủ mạnh giúp cho mạng lưới của Dash có thể hoạt động với tốc độ cao, xử lý được thật nhiều giao dịch và cung cấp thêm các giá trị gia tăng như gửi ẩn danh, xác thực tốc độ cao… Hiện tại một block của Bitcoin là 1MB chỉ có thể xử lý được 7 giao dịch một giây mà blockchain của nó đã vượt quá 100 GB rồi nếu nâng một block lên 20 MB để mạng lưới Bitcoin có thể xử lý được 7 x 20 = 140 giao dịch một giây thì lấy đâu ai bỏ tiền cho hạ tầng của nó? Lúc đó có thể database blockchain của Bitcoin sẽ tăng gấp 20 lần tức khoảng 2 TB, để đồng bộ nó với tốc độ mạng như hiện nay có lẽ phải mất vài năm, mà mỗi năm nó lại tăng lên gấp đôi hay gấp ba. Trái lại, hiện tại 1 block của Dash khoảng 1 MB nhưng có thể xử lý được 28 giao dịch một giây nếu nâng một block lên 200 MB để có thể xử lý được 28 x 200 = 5600 giao dịch một giây (khoảng gấp đôi khả năng của Visa) thì vẫn có nhiều người đầu tư máy móc cho việc này vì họ được trả công để làm việc đó với Dash, và để hệ thống có thể trả công cho những ai tham gia cung cấp hạ tầng thì Dash có cơ chế gọi là Proof of Service để đánh giá những ai cung cấp máy móc với cấu hình đủ đáp ứng hệ thống sẽ được trả công.
Như vậy kể cả với database của blockchain lúc đó khổng lồ đi chăng nữa thì người ta cũng sẽ đầu tư rất nhiều máy chủ mạnh đặt ở những trung tâm dữ liệu kết nối Internet tốc độ cao thôi. Chính vì thế mà chi phí để trả công cho xác thực giao dịch bây giờ chỉ chiếm một 45% số Dash được sinh ra, còn 45% kia được trả công cho người cung cấp máy chủ cho hạ tầng của mạng lưới, 10% còn lại để dành cho công tác phát triển hệ thống như trả công cho lập trình viên, người làm marketing, chi phí pháp lý… Như vậy sẽ không thừa năng lực để cho xác thực mà thiếu năng lực cho hạ tầng nữa.
Chính vì nhờ có Proof of Service mà Dash có thể cung cấp những giá trị gia tăng vượt trội so với Bitcoin mà có khả năng mở rộng (gần như vô tận) ở mức protocol nhằm đảm bảo tính phi tập trung chứ không cần phụ thuộc vào một công ty nào đó.