Ba Câu Hỏi Quan Trọng Của Đời Người

0
1422
Ba Câu Hỏi Quan Trọng Của Đời Người

Ba Câu Hỏi Quan Trọng Của Đời Người

Sống trên đời, mỗi người chúng ta đều gặp rất nhiều câu hỏi và tìm cách trả lời. Tuy nhiên không có câu hỏi nào quan trọng bằng 3 câu sau đây, vốn đã làm các triết gia và khoa học gia bối rối từ xưa đến nay. Chắc hẳn đôi khi chính bạn cũng băn khoăn về 3 câu hỏi ấy. Đó là:
1. Con người từ đâu đến đây?
2. Con người sống trên đời nầy để làm gì?
3. Sau khi qua đời, con người sẽ đi đâu?

1. Con người từ đâu đến đây?
Cho đến thời Trung Cổ, người ta vẫn tin rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ, và con người là trung tâm của quả đất. Nhưng ngày nay chúng ta biết quả đất chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ rộng lớn vô cùng, và con người còn nhỏ bé hơn nữa. Đến giờ nầy khoa học chưa tìm ra sự sống ở nơi nào khác trong vũ trụ ngoài quả đất của chúng ta. Cho nên bạn thắc mắc: Thế thì con người từ đâu mà ra? Tại sao loài người và sinh vật chỉ có trên quả đất tí teo nầy? Là người biết suy luận và có đôi chút kiến thức khoa học, bạn không thể tin vào thuyết ngẫu sinh chủ trương rằng con người tự nhiên mà có. Tuy nhiên Thánh Kinh cho bạn câu trả lời. Sách Sáng thế chương 1, câu 1 viết như sau: “Ban đầu Thượng Đế dựng nên vũ trụ,’1 và câu 26 cũng cùng chương ấy viết “Thượng Đế bảo: Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh chúng ta.”2 Như thế, chúng ta biết con người do Thượng Đế tạo nên chứ không phải tự nhiên mà có. Đấng tạo nên con người và tất cả sinh vật trên quả đất cũng là Đấng dựng nên vũ trụ bao la nầy. Trong không gian, vận tốc ánh sáng là 300.000 cây số một giây. Dù với vận tốc nhanh kinh khủng như thế ánh sáng cũng phải mất 8 phút để đi từ mặt trời đến trái đất, với khoảng cách là 153 triệu cây số. Một điều kỳ diệu là khoảng cách giữa mặt trời và quả đất là một khoảng cách vừa đúng để sinh vật sống còn. Nếu quá gần mặt trời chúng ta sẽ bị cháy tiêu, nếu quá xa chúng ta sẽ chết cóng vì lạnh. Ngẫu nhiên chăng? –Không phải đâu! Chính Đấng Tạo Hóa đặt để như thế. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết giới hạn vũ trụ là bao nhiêu. Với những viễn vọng kính tối tân nhất, chúng ta chỉ mới thấy được những ngôi sao cách chúng ta khoảng 20 tỉ năm ánh sáng mà thôi! Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là giới hạn của vũ trụ! Cho nên sự xuất hiện của con người trên địa cầu nhỏ bé duy nhất nầy giữa biển vũ trụ mênh mông gồm hàng trăm tỉ ngôi sao quả là một trong những điều mầu nhiệm vĩ đại trên đời mà các khoa học gia đến giờ nầy chưa giải thích nổi. Đa-vít, một vị vua nổi tiếng của Do-thái xưa kia đã thốt lên như sau khi nhìn vũ trụ bao la, “Khi tôi nhìn bầu trời là công việc của tay Ngài, mặt trăng và các ngôi sao mà Ngài đã tạo nên, thì con người là gì mà Chúa lưu ý, con cái loài người là ai mà Ngài chăm sóc?”4 Một Thượng Đế cao cả vĩ đại, Đấng đã tạo dựng thế giới và vũ trụ bao la, lại chăm sóc đến một loài người nhỏ bé như chúng ta, điều đó cho thấy tình yêu thật sự vô hạn của Ngài.

2. Con người sống trên đời nầy để làm gì?
Chưa ai rõ con người hiện diện trên quả đất bao lâu, nhưng kể từ khi nhân loại có lịch sử ghi lại bằng chữ viết (khoảng 5.000 năm nay) thì trong hơn 90% thời gian ấy, nghĩa là hơn 4.500 năm, con người luôn luôn chém giết nhau qua chiến tranh, giặc giã. Nghĩa là thời gian con người sống trong chiến tranh, chết chóc, nhiều hơn thời gian hòa bình. Hằng ngày chúng ta đọc báo chí thấy những cảnh giết người, khủng bố, thiên tai khắp nơi khiến cho đời sống con người đã ngắn lại càng ngắn thêm. Rồi bạn nhìn những người xung quanh bạn bon chen chạy theo vật chất, tranh dành địa vị, quyền lợi đến nỗi làm hại nhau. Bạn tự hỏi: Ý nghĩa cuộc đời là như thế à? Tại sao con người không thể đối xử tốt hay sống hoà thuận với nhau được? Lời Thượng Đế dạy trong Thánh Kinh: “Hãy làm điều công chính và phải lẽ.”5 Thượng Đế đặt con người trên đất để thờ kính và phục vụ Ngài, không phải để chém giết nhau hay làm hại nhau. Ngài muốn con người cải tiến quả địa cầu mà Ngài đã tạo nên. Một lần nữa Thánh Kinh dạy thêm, “Hãy thực thi công bình cho kẻ cô thế và mồ côi; bảo vệ quyền lợi của người thấp kém và khốn cùng.”6 Đó là ý nghĩa cuộc đời. Đó là lý do để chúng ta sống trên đất nầy. Một điều ít ai chối cãi: Cuộc đời nầy thật quá ngắn ngủi so với cõi vô tận! Mô-se, một vị lãnh đạo vĩ đại xưa kia của dân Do-thái viết, “Các năm tháng chúng tôi kết thúc trong tiếng khóc than. Đời chúng tôi dài lắm là 70 tuổi, còn nếu khỏe mạnh thì được 80, nhưng các năm tháng ấy đều đầy lao khổ.”8 Văn chương Việt Nam cũng đã cho thấy cảnh bấp bênh của đời sống qua câu ca dao, “Đời người ví thể phù du, Sớm còn tối mất công phu lỡ làng.” Cho nên ý nghĩa đời bạn là gì? Bạn đã tìm thấy nó chưa?

3. Sau khi qua đời, con người sẽ đi đâu?
Hằng ngày chúng ta quá bận rộn với cuộc sống nên ít có thì giờ để nghĩ đến cái chết và quên rằng mỗi một ngày qua đi đưa chúng ta gần đến điểm cuối của cuộc đời mình! Chỉ khi nào chứng kiến cảnh vĩnh biệt đau buồn của bạn hữu hay thân nhân thì chúng ta mới sực tỉnh và tự hỏi: Chúng ta qua đời rồi sẽ đi đâu nhỉ? Rồi bạn băn khoăn: “Chừng nào thì tôi sẽ gặp lại những người thân đã ra đi?” Nhiều người cho rằng, “Chết là hết.” Tại sao? —Vì rằng từ ngày có vũ trụ nầy, hàng bao nhiêu tỉ người đã sinh ra, sống tạm trên đất, rồi qua đời. Không một ai trở về bảo cho chúng ta biết bên kia phần mộ có gì. Tuy nhiên Thánh Kinh cho chúng ta thấy rõ những gì xảy ra sau cái chết: “Theo như đã định, mọi người phải chết một lần rồi chịu xét xử.”9 Thánh Kinh mô tả thêm, “Tất cả chúng ta đều phải trình diện trước Chúa Cứu Thế để chịu xét xử. Mỗi người sẽ nhận lãnh điều mình đáng lãnh do những việc mình đã làm trong thân xác, dù tốt hay xấu cũng vậy.” 10 Một chỗ khác Thánh Kinh cho biết, “Thượng Đế sẽ phân xử mọi việc, cho đến việc làm lén lút, dù thiện hay ác cũng vậy.”11 Đó là những gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời. Thánh Kinh viết thêm về số phận những người bị trừng phạt sau khi ra trước toà án của Thượng Đế, “Những kẻ hèn nhát, kẻ vô tín, kẻ làm ác, kẻ giết người, kẻ dâm dục, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng và các kẻ nói dối thì chỗ ở của chúng là hồ lửa diêm sinh. Đó là cái chết thứ hai.”13 Như thế chết chưa phải là hết mà là phải ra trước toà án của Thượng Đế. Đồng thời chúng ta thấy có 2 cái chết: một về phần xác, và một về phần hồn nghĩa là chịu khốn khổ trong hỏa ngục. Cái chết phần xác là cái chết tạm, cái chết phần hồn là cái chết vĩnh viễn. Sứ đồ Giăng cũng mô tả nh%C